Các Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Vòng Bi

Tổng quan

Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị chẩn đoán tiên tiến để tìm ra các nguyên nhân hỏng hóc thì việc chẩn đoán lỗi thông qua việc kiểm tra thực tế dựa trên những dấu hiệu của sự hỏng hóc cũng là một việc làm quan trọng.

Chỉ cần dựa vào các dấu vết còn sót lại trên vòng bi, chúng ta phần nào có thể nhận biết được nguyên nhân dẫn đến sự hỏng hóc của vòng bi. Sự hỏng vòng bi có thể do các nguyên nhân sau:

  • Lắp đặt không đúng

  • Thiếu chất bôi trơn

  • Các tạp chất lẫn vào trong vòng bi

  • Trong vòng bi có nước

  • Trục hoặc gối đỡ không nhẵn

  • Do rung động

  • Sự di chuyển của dòng điện

  • Sự mòn hỏng tự nhiên

Dưới đây là một số dạng hư hỏng tiêu biểu của vòng bi bạc đạn

1. Các vết lõm

 Thông thường các vết lõm xuất hiện khi vòng bi lắp đặt sai hoặc do quá tải.

Dấu hiệuNguyên nhânBiện pháp khắc phục
Các vết lõm xuất hiện ở vòng trong và vòng ngoài của vòng bi và cách đều nhau 1 khoảng bằng khoảng cách giữa các con lăn (hoặc viên bi)Lực tác dụng quá lớn khi lắpKhi lắp nên sử dụng dụng cụ lắp đặt hợp lý như: bộ đóng vòng bi, thiết bị gia nhiệt… Trong trường hợp không có các dụng cụ này, khi lắp nên tác dụng lực đều lên cả 2 vòng của vòng bi
Vòng bi lỗ côn bị lắp quá căngKhi lắp vòng bi lỗ côn, nên làm theo hướng dẫn cụ thể về lắp đặt vòng bi lỗ côn
Chịu tải trọng tĩnh do bị rung động khi chưa hoạt độngNgăn ngừa các nguồn rung động tác dụng lên thiết bị khi thiết bị chưa hoạt động
123

 

2. Tróc bề mặt kim loại

Hiện tượng tróc bề mặt kim loại thường do những nguyên nhân sau: tải trọng ban đầu quá lớn, vòng bi bị bóp méo, lực ép dọc trục quá lớn, vòng bi lắp lệch trục.

a. Tróc bề mặt kim loại do tải trọng ban đầu quá lớn

Nếu đặt lực quá lớn vào vòng bi lắp trên bạc hoặc trục côn, vòng bi sẽ bị quá tải và gây ra sự tróc rỗ bề mặt.

Dấu hiệuNguyên nhân hỏng hócBiện pháp khắc phục
Vết lăn in đậm trên rãnh lăn của vòng trong và vòng ngoàiTải trọng ban đầu quá lớn do mối lắp quá chặtKiểm tra lại dung sai lắp ghép hoặc sử dụng vòng bi có khe hở cho phép lớn hơn
Các vết tróc thường xuất hiện tại các vùng chịu tải của vòng biVòng bi lỗ côn bị lắp quá căngKhi lắp vòng bi lỗ công, nên làm theo hướng dẫn cụ thể về lắp đặt vòng bi lỗ côn
Vòng bi công hoặc vòng bi đỡ chặn bị đặt dự ứng lực quá lớnĐiều chỉnh lại khe hở dọc trục và dự ứng lực theo yêu cầu
45

b. Tróc bề mặt kim loại do vòng bi bị bóp méo, oval

Dấu hiệuNguyên nhân hỏng hócBiện pháp khắc phục
Xuất hiện các vết lăn in đậm trên vòng trong hoặc vòng ngoài của vòng bi tại những vị trí đối xứng nhauTrục hoặc ổ đỡ bị ovalKiểm tra lại độ oval của trục hoặc ổ đỡ. Lỗi này thường gặp đối với ổ đỡ 2 nửa
Ổ đỡ đặt trên một bề mặt không phẳng, do đó trong quá trình siết chặt các bulông chân đế ổ đỡ sẽ làm cho ổ đỡ bị ovalCần kiểm tra lại độ phẳng của mặt phẳng tiếp xúc với đế ổ đỡ
Có thể dùng đồng hồ đo để kiểm tra

c. Tróc bề mặt kim loại do lực ép dọc trục quá lớn

 

Sự quá tải dọc trục thường do vòng bi bị bó kẹt. Khi trục bị giãn nở nhiệt, nó làm hẹp khoảng cách trong gối bi và gây ra sự phá hủy.

Dấu hiệuNguyên nhân hỏng hócBiện pháp khắc phục

Vòng bi cầu: vết lăn in đậm và lệch về một phía trên cả 2 vòng của vòng bi. Các bị trí tróc này nằm đối xứng nhau (theo phương của đường tải trọng)

Đối với vòng bi tự lựa hai dãy, bi cầu và bi tang trống: dấu vết in đậm trên một dãy bi với về mặt bị tróc rỗ 

Đối với vòng bi đỡ chặn, dấu hiệu giống trường hợp tải trọng ban đầu quá lớn


Do phương pháp lắp không đúng, tạo ra lực dọc trục lớn và tải trọng ban đầu lớn

Khe hở dọc trục không đủ lớn để bù giãn nở nhiệt

Lắp đặt theo đúng phương pháp, dung sai lắp ghép
91011

d. Tróc bề mặt kim loại do vòng bi lắp lệch

Dấu hiệuNguyên nhân hỏng hócBiện pháp khắc phục

Đối với vòng bi đũa trục, một bên rãnh lăn sẽ bị tróc

Đối với vòng bi cầu, vết tróc in đậm, đối xứng và không song song với rãnh lăn


Vòng bi lắp không vuông góc với trục

Trục bị lệch góc

Vòng bi bị lắp nghiêng trong ổ trục

Kiểm tra lệch góc trục
121314

3. Nứt vỡ

Dấu hiệuNguyên nhân hỏng hócBiện pháp khắc phục
Các vết nứt hoặc mảnh vỡ thường xuất hiện ở một mặt của vòng trong hoặc vòng ngoàiDo đóng mạnh bằng búa trực tiếp vào vòng bi khi lắp ráp

Lắp theo đúng hướng dẫn lắp vòng bi lỗ công

Kiểm tra dung sai lắp ghép

Do lắp vòng bi lỗ côn quá căng
151617

4. Bôi trơn

 

Không đủ chất bôi trơn hoặc bôi trơn không hiệu quả cũng là nguyên nhân dẫn đến việc vòng bi bị phá hủy. Một vòng bi không đủ chất bôi trơn sẽ có bề mặt bóng loáng và sẽ hỏng sau một thời gian ngắn.

Nguyên nhân còn lại là bôi trơn kém, điều đó là do quá nhiều chất bôi trơn

181920
Bôi trơn không đủQuá nhiều chất bôi trơn làm các con lăn bị trượt

5. Sự rung động

Sự rung động của thiết bị là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hỏng hóc của vòng bi. Việc căn chỉnh thiết bị khi lắp ráp và phân tích nguyên nhân rung động thiết bị là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng cần phải thực hiện để hạn chế sự hỏng hóc.

212223

 

Tin khác