Công nghiệp nhẹ là gì?
Trong tiếng Anh, ngành công nghiệp nhẹ còn được gọi là Light Industry.
Công nghiệp nhẹ là ngành công nghiệp ít tập trung tư bản hơn công nghiệp nặng, thiên về cung cấp hàng hóa tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp. Các cơ sở công nghiệp nhẹ thường ít gây tác động đến môi trường hơn các ngành công nghiệp nặng và vì thế chúng có thể được bố trí gần khu dân cư, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống sinh hoạt xã hội và sự phát triển kinh tế quốc gia.
Một số định nghĩa kinh tế được đưa ra rằng công nghiệp nhẹ là “hoạt động sản xuất, chế tạo sử dụng một khối lượng vừa phải nguyên vật liệu đã được chế biến để tạo ra những sản phẩm có giá trị khá cao so với khối lượng của chúng.”
Công nghiệp nhẹ là bộ phận công nghiệp sản xuất ra tư liệu tiêu dùng. Việc phát triển công nghiệp nhẹ có ý nghĩa trực tiếp đến việc cải thiện đời sống, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng nhanh tích lũy, đòi hỏi ít vốn đầu tư, thu hồi vốn nhanh hơn công nghiệp nặng.
Ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò chủ chốt kinh tế bởi vì:
- Sản xuất số lượng lớn sản phẩm có giá trị cao hơn nguyên liệu.
- Cung cấp mặt hàng tiêu dùng cho cả nước và xuất khẩu.
- Thúc đẩy phát triển ngành nghề kinh tế liên quan khác.
- Mở rộng thị trường, tận dụng tài nguyên và tạo cơ hội việc làm.
- Nâng cao thu nhập.
- Bảo vệ an ninh, trở thành thước đo giá trị phát triển của một quốc gia.
Các ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam hiện nay
Ngành công nghiệp sản xuất giấy
Ngành công nghiệp nhẹ phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, … đạt giá trị kim ngạch lớn nhất toàn thế giới. Tại Việt Nam, sản xuất giấy tập trung phân bố tại các khu vực gần rừng, đồng bằng nhiều cây như Hoàng Văn Thụ (TP Thái Nguyên), Phong Khê (Bắc Ninh), Việt Thắng (Hà Tây),...
Ngành sản xuất giấy góp phần quan trọng trong kinh tế và phục vụ nhu cầu sử dụng tại Việt Nam: in ấn, giấy báo, tài liệu học tập, … Nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu tạo điều kiện cho hàng loạt doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất. 70% sản lượng giấy tại Việt Nam làm từ giấ y phế liệu.
Ngành sản xuất giấy tại Việt Nam chịu sự cạnh tranh bởi thị trường Trung Quốc, Malaysia và Mỹ. Việt Nam có nhu cầu sử dụng và điều kiện sản xuất hàng loạt do có tài nguyên rừng to lớn tạo cơ hội lớn, thu lợi nhuận tuy nhiên lại tồn đọng các bất cập về sản xuất và thị trường gây nhiều cản trở. Việc chú trọng vào đầu tư và các chính sách vô cùng quan trọng. Tăng cường năng lực sản xuất bột giấy từ nguồn nguyên liệu dăm mảnh trong nước hiện đang xuất khẩu tới hơn 10 triệu tấn/năm.
Ngành công nghiệp may mặc
Tháng 1/2010, nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn đặt hàng với khối lượng lớn như: Tổng công ty May Việt Tiến, Công ty 10 tháng 5, Công ty May Sài Gòn 2, Tổng công ty Dệt Phong Phú, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX),...
Các doanh nghiệp trong ngành đã cố gắng vượt bậc để bứt phá giành cho thị phần sản phẩm may mặc ngay trên thị trường nội địa. Thị trường dệt may sôi động chuẩn bị đón mừng năm mới. Sản lượng tăng cao, nhất là quần áo cho người lớn tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt khác, do sản xuất dệt may tại một số nước khu vực Nam Mỹ, Caribe, Trung Mỹ và Đông Âu chi phí cao nên có xu thế giảm sút và chuyển dịch sang các nước châu Á, nơi có lực lượng lao động dồi dào và chi phí thấp. Để tránh lệ thuộc tập trung vào Trung Quốc (nơi đang bị chỉ trích về chất lượng và an toàn), khách hàng nước ngoài tìm đến Việt Nam với các sản phẩm trung, cao cấp do đã đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng.
Tuy nhiên, từ 01/01/2010, Luật bảo vệ môi trường của Mỹ yêu cầu các lô hàng xuất khẩu vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ ba xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng có hiệu lực nên đã lập hàng rào kỹ thuật mới đối với thị trường xuất khẩu dệt may. Đây là thách thức không nhỏ với ngành dệt may Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cần thiết phải thành lập phòng thí nghiệm hiện đại, đủ tiêu chuẩn thay cho các thiết bị nghiên cứu thử nghiệm chất lượng hàng dệt may.
Ngành công nghiệp sữa
Tại Việt Nam, sữa là sản phẩm cực kỳ phổ biến được ưa chuộng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, người lớn tuổi. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp nhẹ này như: nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ, Vinamilk, nhà máy sữa Dielac,... Tuy nhiên, lượng sữa được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam lại là hãng sữa ngoại nhập, có sự khác biệt về chất lượng, giá cả và khối lượng.
Ngành sữa bao gồm sữa tươi và sữa bột, có các mặt hàng là: sữa chua, sữa tươi, sữa bột, sữa uống, sữa công thức,... Nằm trong xu thế chung của thế giới, ngành sản xuất sữa Việt Nam phát triển đều nhờ vào nhu cầu bổ sung dinh dưỡng, phân khúc thị trường sữa tập trung tại các thành phố lớn. 10% dân số cả nước tập trung ở Hà Nội và Hồ Chí Minh tiêu thụ 78% sản phẩm về sữa.
Ngành công nghiệp giày dép
Giày dép Việt Nam có xu hướng tăng trưởng cao nhờ vào công nghệ sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng, kể cả nhập khẩu và xuất khẩu, phân bố tại các thành phố lớn.
Giày da Việt Nam trên đà phát triển nhưng gặp rào cản là thuế, giá cả cao hơn hàng nhập khẩu, khủng hoảng kinh tế và thiếu nguyên liệu, chưa đầy đủ về công nghệ chế tạo.
Muốn phát triển công nghiệp giày dép hơn nữa, nhà kinh doanh cần triển khai nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghệ sinh học, giống mới, quy trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu, nhất là hàng đông lạnh thủy sản, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong công nghiệp chế biến để tăng sản phẩm chế biến, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thực hiện một số chính sách khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện thông thoáng, … nhằm thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu.