Vì Sao Ngành Công Nghiệp Nặng Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Nền Kinh Tế?

Công nghiệp nặng là gì?

Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản, Ngành này đối ngược với công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Đây là một ngành không dễ tái phân bố như công nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư nhiều hơn. Hiểu theo một cách đơn giản, công nghiệp nặng là sử dụng các máy móc để thay thế sản xuất bằng thủ công. Sản phẩm được tạo ra của ngành này dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác.

Các ngành công nghiệp nặng tại Việt Nam

 

Dựa vào định nghĩa trên, các ngành công nghiệp dưới đây được xếp vào công nghiệp nặng

  • Luyện kim

  • Khai thác than

  • Sản xuất phân bón

  • Cơ khí

  • Điện tử - tin học

  • Công nghiệp năng lượng

Hiện nay, các ngành công nghiệp nặng tại Việt Nam đang ngày càng được đầu tư mạnh mẽ và được Nhà nước khuyến khích bằng chính sách ưu đãi và kêu gọi nhân sự cấp cao từ đa quốc gia. Dự đoán trong tương lai, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành nước công nghiệp đầy triển vọng.

Sự phát triển của ngành công nghiệp nặng Việt Nam

Hiện nay, công nghiệp nặng là một ngành rất quan trọng trong tương lai. Đây là một trong những ngành giúp Việt Nam phát triển tương xứng với khu vực.

Nói về ngành công nghiệp đóng tàu, Việt Nam nổi tiếng có hơn 3.000km bờ biển. Đặc biệt nhiều chỗ có thể kết hợp xây dựng cảng nước sâu, khu bến cảng. Cùng với việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị để trang bị cho các ngành khác, bao gồm ngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải và xây dựng.

Đối với ngành cơ điện tử, Việt Nam cũng có thể sản xuất một số linh kiện. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có những đột phá mới trong sản xuất điện tử. Chẳng hạn: sản xuất điện thoại, các máy móc thế hệ mới về truyền thông đa phương tiện. Không chỉ tự sản xuất, các nhà đầu tư của Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài thuê nhà xưởng 2.000m2 để cùng sản xuất linh kiệt. Việt Nam sở hữu nguồn lao động dồi dào với giá cạnh tranh. Đây là lý do khiến các nhà đầu tư chú ý đến ngành công nghiệp nặng nước ta.

Những điểm nhấn của ngành công nghiệp nặng Việt Nam

 

Việt Nam thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tiêu biểu như các nhà đầu tư Hàn Quốc đang chủ trương đầu tư sản xuất các thiết bị y tế. Hoặc những “ông lớn” đang mong muốn xây dựng nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam đang thực hiện gấp rút các quy trình đấu thầu dự án điện mặt trời. Không chỉ vậy, ngành phân bón tại Việt Nam cũng có nhiều khởi sắc. Đó chính là việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12. Mức thuế suất mới sẽ được áp dụng cho mặt hàng phân bón là 6%. Thông tin này đã tạo nhiều phấn khởi cho các doanh nghiệp.

Vấn đề mà Việt Nam đang mắc phải đó là cần có thời gian để triển khai các chủ trương chiến lược của nhà nước một cách đúng đắn. Việt Nam cũng cần chuẩn bị tốt nhiều nguồn lực hơn nữa. Đặc biệt là nguồn lao động được đào tạo bài bản chuyên sâu. Hiểu được lý thuyết và thực hành trong quá trình hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời việc tích lũy về vốn cũng vô cùng quan trọng, không chỉ nguồn vốn tài chính, vốn tri thức, vốn về quản lý.

Chọn lựa đúng đắn

 

Ngành công nghiệp nặng được đánh giá là ngành có mức độ ô nhiễm cao. Những doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với việc bị thanh tra thường xuyên “ghé thăm”. Không chỉ thuê nhà xưởng vài trăm đến vài ngàn m2, doanh nghiệp cần chọn lựa các đơn vị cho thuê xưởng uy tín. Mô hình nhà xưởng chuyên nghiệp mới giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, nhà xưởng còn được lắp đặt hệ thống xử lý hiện đại tại xưởng. Từ đó, giúp doanh nghiệp tránh được các chế tài, xử phạt của pháp luật Việt Nam.

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu mà nước ta đặt ra. Đây là một ngành thu hút hiệu quả vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam đang muốn đưa công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến những bước dài. Mục tiêu căn bản, thúc đẩy mọi mặt kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng cùng phát triển hài hòa, bền vững.

Tin khác